Sử dụng nồi nấu rượu bằng đồng mang lại hương vị tinh tế, sắc nét của rượu truyền thống. Tuy nhiên, quá trình vệ sinh nồi là trở ngại lớn khi vận hành. Để biết được nguyên nhân và cách vệ sinh hiệu quả, công ty Kỹ thuật và Công nghệ Thái An xin chia sẻ một vài kinh nghiệm để các bạn tham khảo và ứng dụng.

Nguyên nhân hình thành cặn màu xám đen:cặn rượu màu xám đen

Quá trình lên men thứ cấp (ủ nước), xác nấm men trong môi trường yếm khí sẽ hình thành hợp chất sunphua: SO2. SO3, H2S …

Khi chưng cất bằng thiết bị 100% inox, không có bộ khử lưu huỳnh, toàn bộ hợp chất sunphua này ngưng tụ cùng với rượu thành phẩm, quan sát bằng mắt thường sẽ thấy rượu trong nhưng xuất hiện mùi um ủm của tre ngâm, mùi của lưu huỳnh …

Khi chưng cất bằng nồi nấu rượu vật liệu bằng đồng, tại khu vực cổ thu hơi hoặc ruột gà sẽ xảy ra phản ứng hóa học giữa hợp chất lưu huỳnh này với Đồng (Cu) tạo thành kết tủa Cu2S màu đen.

Lượng kết tủa này nhiều hay ít phụ thuộc vào quá trình ủ ướt đảm bảo yếm khí hay không, bề mặt của đồng càng sạch bao nhiều thì tốc độ phản ứng hóa học tạo ra kết tủa càng nhiều.

Nhiều khi cặn màu xám đen sẽ rơi ra cùng với rượu rất nhiều khi chưng cất cuối mẻ, lượng kết tủa này được hình thành trước đó, khi chưng cất cuối mẻ do hơi nước bay hơi nhiều tạo áp suất cộng với lượng cặn bám đã dày trên bề mặt của đồng, khi đó chúng sẽ chảy ra nhiều hơn khi mới bắt đầu cho mẻ nấu.

Khi sử dụng tháp chưng cất rượu, do cấu tạo đặc biệt của các tầng tháp, khả năng loại bỏ 100% các hợp chất gốc sunphua này giúp cho hương vị rượu săc nét và toàn bộ lượng cặn sẽ đọng lại trên mỗi tầng tháp mà không cuốn ra theo rượu. Với hệ thống CIP rửa có sẵn trong mỗi tầng tháp, việc rửa trôi những cặn bẩn này ra ngoài đường thải trử nên đơn giản.

nồi nấu rượu bằng đồng đỏ

Cách vệ sinh bề mặt nồi nấu bằng đồng đỏ

– Sử dụng bỗng rượu nóng kết hợp với muối trắng theo tỷ lệ 3% để ngâm vào ruột gà hoặc các bề mặt khác cần vệ sinh. Bỗng rượu là axits hữu cơ, muối natri có ion Na hoạt động mạnh sẽ thúc đẩy phản ứng hóa học với các oxit đồng giúp cho bề mặt đồng sạch oxit. sẽ thúc đẩy phản ứng hóa học với các oxit đồng giúp cho bề mặt đồng sạch oxit.

– Sử dụng axit hữu cơ: Axit citric pha loãng và ngâm rửa bề mặt đồng cần vệ sinh. Đây là axit hữu cơ nên độ an toàn cao tuy nhiên cần rửa bằng nước sạch thật kỹ.

– Sử dụng hóa chất chuyên dụng nhập khẩu dung trong thực phẩm: Vui lòng liên hệ trực tiếp tới nhân viên tư vấn kỹ thuật của Thái An.

Trên là các hướng dẫn để có thể vệ sinh nồi nấu rượu bằng đồng đúng cách, đảm bảo nồi được bền đẹp như mới. Việc bảo quản và vệ sinh nồi nấu đúng quy trình cũng là yếu tố quan trọng để những mẻ rượu nấu ra đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất. Chúc mọi người thành công!