Có khá nhiều bạn thắc mắc hỏi vì sao rượu để lâu bị chua? và đây là hiện tượng gì.
Đây đơn giản là việc rượu để lâu trong không khí sẽ bị oxi hóa và xảy ra hiện tượng lên men giấm do các men vi khuẩn trong không khí tạo nên. Quá trình lên men này sẽ tạo nên axit axetic nên ta sẽ thấy rượu bị chua.
Đây chính là lý do bạn nên đóng nắp chai rượu lại sau mỗi lần sử dụng, để đảm bảo rượu không bị chua hay bị bốc hơi làm mất mùi của rượu.
Cũng có một hiện tượng nhiều bạn cũng thắc mắc là tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần. Điều này chắc nhiều người cũng mường tượng được ra.
Rượu trong chai sẽ diễn ra 2 quá trình bốc hơi và ngưng tụ. Nên khi mở nắp chai ra làm quá trình bốc hơi nhiều hơn là ngưng tụ dẫn đến hiện tượng rượu sẽ vơi dần đi. Do rượu có nồng độ cồn nên cồn sẽ bốc hơi nhanh hơn so với nước, điều này cũng giải thích hiện tượng rượu để lâu không đóng nút chai cũng sẽ nhạt hơn so với ban đầu.
Trên là một số giải thích cho những hiện tượng thường gặp với rượu. Bây giờ bạn đã hiểu vì sao mà rượu để lâu trong không khí lại bị chua rồi chứ. Và để hạn chế nguyên nhân làm rượu chua ở trên, các bạn phải lọc trong rượu, để loại bỏ các tạp chất. Điều này giúp rượu ngon mắt, và không còn bị chua do nhiều lắng cặn nữa.